Các vụ đụng độ khác Tranh chấp Biển Đông Việt Nam – Trung Quốc (2011)

Trước đó, một tàu đánh cá khác của ngư dân Quảng Ngãi cũng đã bị một tàu có trang bị vũ khí của Trung Quốc chặn bắt và tịch thu ngư cụ, tài sản khi đang neo đậu tại khu vực đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa.[29]

Ngày 14 tháng 7, Trung Quốc đã làm lễ tiễn tàu ngư chính số 46012 lên đường đi tuần tra ở khu vực Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa). Theo Tân Hoa xã, tàu này có 22 thủy thủ sẽ hoạt động ở khu vực đá Vành Khăn trong thời gian 50 ngày để "thể hiện chủ quyền và sự quản lý của Trung Quốc" đối với quần đảo Trường Sa.[29]

Trước tình hình thường xuyên bị Trung Quốc gây hấn, Việt Nam khuyến khích ngư dân "bám biển" và các chính quyền địa phương đưa ra giải pháp để giúp ngư dân "bám biển".[30] Một ngư dân kiên trì "bám biển" được tung hô là "sói biển" đã được doanh nghiệp cho vay 300 triệu đồng để mua sắm tàu và ngư cụ tiếp tục ra khơi sau khi ông này 4 lần bị Trung Quốc bắt giữ và tịch thu tài sản.[31] Việc ngư dân "bám biển" được cho là sẽ góp phần "bảo vệ chủ quyền biển đảo".[31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tranh chấp Biển Đông Việt Nam – Trung Quốc (2011) http://english.cntv.cn/program/dialogue/20110622/1... http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/articleTyp... http://www.atimes.com/atimes/China/MF24Ad01.html http://www.voanews.com/english/news/asia/southeast... http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-dri... http://paper.wenweipo.com/2011/06/22/YO1106220008.... http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/06-1... http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/05/muc-do-ga... http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/my-len-ti... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/tau-trung-q...